Thêu thủ công là một hình thức nghệ thuật sử dụng kim chỉ kết hợp cùng đôi bàn tay khéo léo được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn thắc mắc không biết thêu thủ công là gì và lợi ích của nó ra sao? Hãy cùng Đồng phục Tân Phạm Gia tìm hiểu câu trả lời ngay dưới đây nhé!
Xem thêm: Thêu Vi Tính
Thêu là gì?
Thêu được xem là một hình thức nghệ thuật sử dụng chỉ luồn qua kim, sau đó thêu lên thành phẩm. Nghề thêu đã phát triển từ rất lâu, gắn liền với lịch sử của loài người. Việc thêu thùa và may vá tuy không đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp. Bạn có thể tự tay thêu thùa những sản phẩm đơn giản.
Những bức tranh thêu thủ công ngày nay có tác dụng là giảm căng thẳng và có khả năng điều trị tâm lí. Nó giúp cho bộ não của con người trở nên nhạy bén và nâng cao kĩ năng sáng tạo. Đem đến sự độc đáo cho mỗi cá nhân.
Xem thêm: Đồng Phục Công Sở
Thêu thủ công là như thế nào?
Thêu thủ công là một phương thức thêu truyền thống của những nghệ nhân và phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay. Đầu tiên họ sẽ ép mảnh vải cần thêu bằng khung thêu. Sau đó sử dụng kim chỉ, len hoặc chỉ thêu để thêu lên trên hình ảnh đã vẽ trước hoặc trong trí tưởng tượng của nghệ nhân.
Ưu điểm của hình thức thêu thủ công
- Có thể may đa dạng các hình chìm nổi khác nhau với màu sắc linh hoạt và tinh tế.
- Có thể dễ dàng chỉnh sửa và thay đổi chi tiết hình thêu.
- Hình thêu mềm mại, uyển chuyển và bắt mắt.
- Cách phối màu và chuyển màu của nghệ nhân vô cùng tinh tế và sắc sảo.
Nhược điểm của hình thức thêu thủ công
- Phương pháp thêu thủ công sẽ tốn nhiều thời gian, mỗi sản phẩm có thể phải hoàn thiện trong nhiều ngày. Do đó không cho ra số lượng lớn sản phẩm.
- Chi phí cho phương pháp thêu thủ công thường rất cao và tốn nhiều nhân công.
- Mặc dù hình ảnh thêu đẹp, có hiệu ứng như thật. Tuy nhiên độ chính xác không thể bằng những hình thức thêu có sự can thiệp của máy móc.
- Thường chỉ áp dụng cho một số loại vải quý, thổ cẩm… hoặc trên những loại áo dài truyền thống.
7 phương pháp thêu thủ công
Với hình thức thêu thủ công thường có 7 phương pháp phổ biến như sau: thêu vặn, thêu nối đầu, thêu đâm xô, thêu sa hạt, thêu khoán vảy, thêu đột. Nếu như các bạn nắm vững những phương pháp này sẽ khiến công việc của bạn trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Nếu như bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp thêu thì sẽ tạo nên một sản phẩm thêu đầy tính thẩm mỹ và nghệ thuật.
Hình thức thêu thủ công đã được lưu truyền từ bao đời nay. Nhưng dù ở vùng miền nào thì cách khai thác sản phẩm thêu chỉ gói gọn trong 7 phương pháp thêu từ dễ đến khó. Hãy cùng Tân Phạm Gia tìm hiểu về 7 phương pháp thêu này ngay nhé!
Thêu nối đầu
Nối đầu uốn lượn, nối đầu cong vòng và nối đầu đường thẳng là 3 dạng của phương pháp thêu nối đầu. Phương pháp thêu này có nguyên lí là thêu mũi chỉ sau sẽ nối vào đầu mũi chỉ trước. Thao tác lặp lại như vậy nhiều lần sẽ tạo nên những hàng thêu đầy nét vẽ. nếu như hình có các chi tiết cong hoặc uốn lượn thì phải thêu ngắn mũi để đường thêu không bị gãy khúc. Phương pháp thêu nối đầu thường dùng để thêu những hình ảnh như thảm cỏ, lá tre, lá trúc…
Thêu lướt vặn
Phương pháp thêu lướt vặn thường bắt đầu mũi thêu dài khoảng 5mm. Mũi thứ hai thường cắm sát vào nữa mũi đầu tiên. Mũi thứ ba sẽ cắm tiếp vào đuôi của mũi đầu tiên. Thêu lướt vặn thường dùng để thêu những hình có họa tiết đơn giản như nhánh cây, cuống lá, các đường viền, nét chữ, họa tiết mây trời…
Nếu như muốn thêu những hình có chi tiết uốn lượn thì phải thêu mũi chỉ ngắn để đảm bảo các đường nét thêu mềm mại, tạo cảm giác thoải mái và tự nhiên khi nhìn vào.
Thêu bó bạt
Phương pháp thêu bó bạt cũng gần giống như thêu lướt vặn. Tuy nhiên thêu bó bạt có nét thêu to và rộng hơn. Cách thêu từ phải chếch sang trái, từ trên chúc xuống dưới.
Thêu bó bạt yêu cầu giữ thật bằng chân chỉ theo nét vẽ, mũi chỉ phải đều sát. Đồng thời mặt chỉ bóng, không bị răng cưa và có thể thêu 2 mặt chỉ.
Có nhiều kiểu thêu bó bạt như: bó bạt cành mềm, bó bạt lượn cong… Để tạo nên những đường viền lớn và nhấn mạnh đường nét trong bố cục tranh.
Thêu đâm xô
Phương pháp thêu đâm xô có khả năng tạo nền cho những mảng màu lớn. Cách phối màu sắc với độ đậm nhạt và các khoảng sáng tối tùy ý. Tạo nên sự hài hòa và hợp lý cho sản phẩm.
Cách canh đường chỉ và đường thêu sợi đòi hỏi kỹ thuật cao, yêu cầu sự tỉ mỉ và khéo léo. Thêu đâm xô là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất trên sản phẩm. Có 12 lối đâm thêu xô có thể kể đến như: Thêu xô dọc, xô ngang, xô vát, xô tỏa, xô tỉa lượn…
Người nghệ nhân có thể linh động thêu các họa tiết đơn nhất. Ví dụ như thêu đâm xô lá cỏ sẽ khác với đâm xô lá hồng. Khó hơn là cách đâm xô ẩn mũi, đâm xô trốn mũi chỉ. Phương pháp này đòi hỏi người thợ phải linh động và chủ động sáng tạo trong việc pha màu, chồng màu và cách màu.
Thêu sa hạt
Dùng một sợi chỉ quấn nhiều vòng trước đầu mũi kim. Sau đó đâm thẳng xuống nền vải, giữ chặt và cố định bằng phương pháp lên kim thành những hả tròn nhỏ. Thêu sa hạt rất khó trong việc nút chỉ thật gọn tròn và đều nhau. Những họa tiết trên áo như phần trên thân chim, đôi cánh bướm… thường được áp dụng phương pháp thêu sa hạt.
Thêu đột
Thêu đột là phương pháp phối màu trên cùng một mũi chỉ. Người ta dùng 2 – 3 sợi chỉ màu khác nhau xoắn xe thành một sợi để thêu chèn hoặc đè lên một hình nhỏ đã thêu. Đây được xem là điểm nhấn đặc biệt dành cho sản phẩm.
Thêu đột được chia làm nhiều dạng như; thêu đột tỏa, đột cong lượn, đột ngang, đột dọc, đột xoay, đột cong khum.
Thêu khoán vảy
Phương pháp thêu khoán vảy bao gồm: Khoán vảy chìm, khoán vảy nổi. Dùng để bộc lộ bộ lông hoặc vảy của các loại ngư điểu. Một số họa tiết nhỏ hoặc phần thân của gad, chim bồ câu… thường được thêu điểm xô pha màu dài mũi với độ đậm nhạt khác nhau.
Lợi ích của thêu thủ công là gì?
Hình thức thêu thủ công mang đến nhiều lợi ích hơn những gì tưởng tượng. Dưới đây là một số lợi ích của việc thêu thủ công mà bạn nên biết:
Thêu thủ công giúp đầu óc tập trung và nhạy bén hơn
Việc thêu thủ công giúp người thêu trở nên tập trung hơn. Có thể loại bỏ những lo lắng hoặc suy nghĩ hỗn độn về cuộc sống thường ngày. Đây được xem là một hoạt động thiền định. Có thể nói đây là phương pháp trị liệu nhằm cải thiện sức khỏe, cảm xúc và tinh thần.
Bạn có biết những người lính Anh, Úc và New Zealand trong những cuộc chiến tranh thế giới được khuyến khích tham gia thêu tay. Đây được xem là phần quà quý giá, góp phần trong quá trình phục hồi chức năng của họ.
Đây cũng là một phần trong phương pháp trị liệu giúp họ lấy lại những kĩ năng vận động và phục hồi chấn thương. Có một người thợ nổi tiếng người Anh gốc Đức – Louisa Pesel đã góp phần to lớn trong việc giới thiệu nghệ thuật may vá cho những người lính này.
Thêu thủ công giúp xây dựng tính kiên nhẫn
Việc thêu thủ công phải trải qua quá trình từng bước lặp lại, điều đó làm người ta trở nên nhẫn nại hơn. Nếu một người theo đuổi may vá trong nhiều năm sẽ rèn được đức tính kiên nhẫn. Nó sẽ ngấm sâu vào tiềm thức và cuộc sống hàng ngày của người đó. Đồng thời đem đến cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn.
Thêu thủ công giúp tăng cường sự tự tin
Cảm giác tạo ra một thành phẩm bằng chính đôi tay mang đến cho bạn cảm giác hài lòng và tự hào. Thành phẩm phản ánh sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của bạn. Bạn cũng có thể tự đánh giá cao bản thân. Chính điều này đem đến sự tự tin cho bạn.
Tăng khả năng sáng tạo cho nghệ nhân
Khi thực hiện những tác phẩm thêu thủ công bạn có thể sáng tạo trong suốt quá trình đặt kim thêu. Với nhiều người việc dành thời gian để thêu thùa giúp họ cải thiện tư duy và sáng tạo hơn. Đồng thời mang lại sự thay đổi tích cực trong thói quen hàng ngày của họ.
Thêu tay giúp thể hiện được cái tôi cá nhân
Không giống như những loại hình nghệ thuật khác. Những tác phẩm thêu thủ công phản ánh suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng của bạn. Bạn có thể truyền tải cảm xúc qua những tác phẩm của mình. Ví dụ như bạn thêu những lời động viên lên mảnh vải có thể là món quà động viên cho ai đó. Điều đó cũng làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
Xem thêm: Áo Đồng Phục Giá Rẻ
Bài viết trên là những chia sẻ về nghề thêu thủ công và lợi ích của nghề thêu tay mang lại. Từ đó giúp các bạn cảm nhận được giá trị của những tác phẩm thêu thủ công. Cảm ơn các bạn đã theo dõi đến cuối bài viết của Đồng Phục Tân phạm Gia. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau nhé!
Xem thêm: Thêu Đồng Phục Là Gì?
Thông tin liên hệ:
Địa Chỉ: 22 Thới An 15, Thới An, Quận 12, TPHCM
Điện Thoại: 0843 406 406 –0843 407 407
Email: dongphuc@tanphamgia.com.vn
Website: dongphucvn.vn
Instagram: dongphuctpg
Fanpage: Đồng Phục Tân Phạm Gia
Youtube: https://www.youtube.com/@dongphuctanphamgia