Vải lanh là chất liệu được sử dụng phổ hiện nay trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy bạn có biết nguồn gốc của loại vải này hay chưa? Vải lanh có đặc điểm nổi bật nào mà nhiều người tin dùng đến vậy? Cùng Đồng Phục Tân Phạm Gia tìm hiểu ngay về chất liệu này nhé!
Xem thêm: Vải Lụa
Vải lanh là gì?
Vải lanh là chất liệu được làm từ những phần xơ, vỏ hoặc là sợi của cây lanh. Loại cây này được trồng ở những nơi có điều kiện thời tiết mát mẻ. Ở nước ta, cây lanh xuất hiện chủ yếu ở phía Tây Bắc, là nơi có nhiệt độ tương đối lạnh. Đặc biệt là ở SAPA. Cây lanh sẽ được khai thác phần thân. Sau đó đem về xử lý những phần thô trước khi đem đi tạo thành sợi. Rồi tiến hành dệt những sợi này tạo thành vải lanh hiện nay.
Thời xa xưa, vải lanh được tạo nên bằng cách quay tơ, một phương pháp rất truyền thống. Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học và kỹ thuật, người ta đã áp dụng máy móc cho quá trình dệt. Nhờ vậy cho ra số lượng vải nhiều hơn, đa dạng về màu sắc và hoa văn trên vải.
Xem thêm: Vải TC
Nguồn gốc ra đời của vải lanh
Vào thời cổ đại, Lưỡng Hà chính là vùng đất trồng cây lanh. Người dân nơi đây sử dụng loại cây này để dệt vải thành những bộ trang phục hàng ngày. Loại vải này được các tầng lớp giàu có như tu sĩ vô cùng yêu thích.
Riêng vùng đất ai cập, người ta dùng cây lanh để tạo ra những thành phẩm ướp xác chết và may vải liệm. Vào những ngày thời tiết nóng bức, người ta dùng vải lanh để may trang phục hè và các loại khăn choàng quấn cổ.
Cây lanh còn được dùng làm một số vật dụng như rèm cửa, khăn trải bàn, ga giường… Cây lanh rất khó trồng nên giá thành của vải lanh cũng khá cao, cao hơn so với những dòng vải khác. Đặc biệt độ đàn hồi của sợi lanh rất tốt nên quá trình dệt may gặp nhiều khó khăn.
Sợi lanh là gì?
Bạn có biết sợi lanh là gì không? Đây là loại sợi dạng vỏ, có chiều dài từ 25mm đến 150mm và đường kính trung bình từ 12μm đến 16μm. Lanh được phân làm 2 loại: sợi xơ ngắn và sợi xơ dài.
- Sợi xơ ngắn: xơ ngắn thường dùng để sản xuất các loại vải thô.
- Sợi xơ dài: xơ dài thường tốt hơn xơ ngắn, vì không gãy vụn nên được ưu tiên dùng để sản xuất những loại vải chất lượng.
Để phân biệt sợi lanh dài và sợi lanh ngắn người ta thường dựa vào các nút để xác định. Kết cấu thô của vải lanh có được vì mặt cắt ngang của sợi lanh là hình đa dạng đều.
Xem thêm: Vải CVC
Quy trình sản xuất vải lanh
Vải lanh được sản xuất theo quy trình như sau:
Thu hoạch cây lanh
Bước đầu tiên là thu hoạch cây lanh. Cây lanh phải đảm bảo sinh trưởng tốt và khỏe mạnh thì mới cho ra thành phẩm chất lượng tốt. Để thu được cây lanh dài nhất thì khi thu hoạch người ta sẽ nhổ toàn bộ cây hoặc cắt sát gốc.
Dầm cây lanh
Sau khi thu hoạch được cây lanh sẽ đến bước dầm lanh tự nhiên ngay tại ruộng hoặc trong các bể chứa. Mục đích của việc làm này để vi khuẩn phân hủy chất pectin, từ đó gắn các sợi lanh lại với nhau.
Một cách khác nữa để dầm nhanh hơn là sử dụng chất hóa học. Tuy nhiên cách này không được khuyến khích sử dụng vì nó gây hại cho môi trường cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải.
Tách và xử lý sợi lanh
Bước tiếp theo người ta sẽ tiến hành đập thân của cây lanh. Công đoạn này cũng được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, đó là vào tháng tám hoặc tháng mười. Phần sơ gỗ của cây lanh sẽ bị loại bỏ bằng con lăn kim loại trong quá trình đập thân cây. Nhờ vậy các sợi lanh sẽ được trải ra. Sau đó người ta sẽ phân loại sợi để đưa vào sản xuất.
Dệt vải lanh
Bước cuối cùng là dệt vải lanh. Khi thu hoạch được loại sợi lanh ngắn và dài, người ta sẽ đem đi se sợi hoặc dệt thành vải. Sau khi dệt xong sẽ đem đi tẩn trắng và in các họa tiết hoặc hoa văn lên vải. Tạo nên thành phẩm đẹp và bắt mắt.
Điểm đặc trưng của vải lanh
Khi sờ vào vải lanh ta sẽ cảm thấy mát mẻ về mềm mịn. Nếu như quần áo làm từ vải lanh không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị nhăn và nhau. Ở những vị trí có nhiều nếp gấp sẽ dễ bị đứt các sợi chỉ lanh. Một số vị trí dễ bị như cổ áo, đường viền áo…
Vải lanh có độ bóng tự nhiên cao, có nhiều màu sắc tự nhiên như trắng ngà, màu mộc, màu nâu vàng và màu xám. Nếu như muốn có màu trắng tinh hoặc những màu sắc khác thì cần trải qua quá trình tẩy trắng và đem đi nhuộm.
Vải lanh có độ bền và chắc khiến nhiều người phải kinh ngạc. Loại vải này cũng mang một đặc điểm ít có dòng vải nào có được, đó là khi bị ướt chắc hơn khi khô. Sợi lanh có khả năng chịu mài mòn nhưng lại không chịu được khả năng kéo giãn. Vải lanh có tính đàn hồi vì thế nếu thường xuyên bị gấp và ủi tại một vị trí sẽ dễ bị đứt.
Vì được làm từ sợi tự nhiên nên nấm mốc, mồ hôi hoặc thuốc tẩy có thể làm hư hại vải lanh. Vải có khả năng chống bụi và những vết bẩn. Đồng thời cũng không bị xơ hay sờn rách.
Xem thêm: Vải Cashmere
Vải lanh có những ưu nhược điểm nào?
Ưu điểm của vải lanh
- Những vật dụng làm từ vải lanh có tính thẩm mỹ cao vì tính chất của vải có độ bóng tự nhiên.
- Vải lanh có khả năng thấm hút tốt nên tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc.
- Chất liệu này được làm từ cây lanh, do đó đảm bảo an toàn với mọi loại da và thân thiện với môi trường.
- Việc giặt giũ những sản phẩm làm từ vải lanh cũng khá đơn giản và tiết kiệm được nhiều thời gian. Do có thể giặt bằng máy.
Nhược điểm của vải lanh
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng vải lanh cũng có một số nhược điểm như sau:
- Vải dễ nhăn: Chất liệu này sẽ trở nên bền chặt hơn khi gặp nước, nhưng cũng vì vậy mà vải dễ bị nhăn.
- Vải lanh không giữ dáng tốt và có xu hướng co rút. Sau một thời gian sử dụng, nó có thể mất đi hình dáng ban đầu.
- So với các loại vải khác như cotton hay lụa, vải lanh có cảm giác cứng hơn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi mặc nó.
- Vải lanh cần được bảo quản một cách đúng cách để tránh việc mất đi hình dáng và màu sắc ban đầu. Nên giặt riêng và không nên được ngâm lâu trong nước.
- Vải lanh có cấu trúc sợi mỏng và mềm mại, dễ bị rách hoặc hư hỏng khi bị kéo hoặc va chạm mạnh.
Phân loại vải lanh
Ngày nay vải lanh được nhiều khách hàng biết đến và tin dùng để may quần áo cũng như sản phẩm nội thất. Dưới đây là một số loại vải lanh được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Lanh bột
Vải lanh bột có khả năng hấp thụ mồ hôi tốt, giúp cơ thể bạn luôn mát mẻ và thoải mái trong mọi điều kiện thời tiết.
Chất liệu này có đặc điểm là mềm mại và mịn màng, mang lại sự thoải mái khi tiếp xúc với da.
Dòng vải này có độ bền tốt, không dễ bị rách hay hỏng hóc khi sử dụng và giặt. Nó cũng có khả năng chống co rút, không biến dạng sau nhiều lần giặt.
Vải lanh thường được ứng dụng để may quần áo, chăn ga gối đệm, rèm cửa…
Lanh tưng
Đây là chất liệu có chất lượng tốt nhất trong các dòng vải lanh. Lanh tưng khá dày dặn, có độ bền cao, khi cầm cảm giác êm tay và giữ được màu rất lâu.
Lanh tưng có tuổi thọ cao, nên người dùng có thể an tâm sử dụng lâu dài. Các sợi lanh đan vào nhau chắc chắn làm tăng độ bền cho vải.
Màu nguyên bản của lanh tưng thường là màu trắng ngà, màu mộc, màu xám hoặc màu nâu vàng.
Lanh ướt
Vải lanh ướt có tính thoáng khí, điều này cho phép không khí lưu thông qua vải và giúp cơ thể thoát nhiệt và khô thoáng nhanh chóng.
Mặc dù hấp thụ nước tốt, vải lanh ướt cũng khá nhanh khô. Điều này có lợi khi bạn cần sử dụng lại trang phục sau khi ướt hoặc khi giặt và là ủi.
Lanh ướt thường được ứng dụng làm các sản phẩm không đòi hỏi cao về sự cầu kỳ, hoa hăn hay họa tiết đa dạng như rèm cửa, ga giường, khăn trải bàn…
Lanh lụa
Vải lanh lụa kết hợp sự mềm mại và sự mịn màng của sợi lụa với tính thoáng khí và khả năng hút ẩm của sợi lanh. Điều này tạo ra một cảm giác mát mẻ và thoải mái khi tiếp xúc với da.
Chất liệu này có vẻ đẹp tự nhiên và sự sang trọng. Là sự kết hợp của vẻ đẹp giản dị và lấp lánh của sợi lụa, cùng với vẻ tự nhiên và sự phóng khoáng của sợi lanh.
Lanh lụa thường có độ bền cao, không dễ bị rách hay hỏng hóc. Tuy nhiên, nên cẩn thận khi sử dụng và giặt để tránh tác động mạnh lên sợi lụa.
Lanh lụa có khả năng hút ẩm tốt và giúp cơ thể cảm thấy khô ráo và thoải mái.
Lanh lụa thường có thể được in hoặc nhuộm một cách dễ dàng, cho phép nó mang lại nhiều sự lựa chọn về màu sắc và hoa văn. Điều này làm cho vải lanh lụa trở thành một lựa chọn phổ biến cho váy cưới, váy dạ hội, áo blouse, và các sản phẩm thời trang cao cấp.
Lanh xước
Vải lanh xước có bề mặt không đồng đều, với những sợi sợi bị xước hoặc lồi lõm. Điều này tạo ra một vẻ đẹp tự nhiên và thô mộc, tạo nét đặc trưng cho trang phục và sản phẩm từ vải lanh xước.
Vải lanh xước có độ bền cao, chịu được sự cọ xát và kéo căng. Lanh xước không dễ bị rách nên người dùng có thể sử dụng lâu dài.
Chất liệu này thường dễ chăm sóc và có thể giặt bằng máy. Tuy nhiên, vì tính chất tự nhiên của vải, việc là ủi có thể làm phẳng những nếp nhăn và tạo ra một vẻ ngoài gọn gàng.
Lanh Nhật
Lanh Nhật được sản xuất với quy trình chất lượng nghiêm ngặt và sử dụng công nghệ tiên tiến. Điều này đảm bảo chất lượng vượt trội của vải, từ sợi cho đến kết cấu vải.
Vải lanh Nhật được sử dụng trong nhiều trong sản xuất các loại trang phục và sản phẩm thời trang. Nó có thể được làm thành áo sơ mi, váy, quần, áo khoác, và nhiều sản phẩm khác. Vải lanh Nhật cũng có thể được in hoặc nhuộm một cách dễ dàng, cho phép tạo ra nhiều mẫu hoa văn và sắc thái màu sắc khác nhau.
Lanh Hàn
Một trong những chất liệu lanh được nhiều người tìm kiếm đó là “Lanh Hàn”. Loại vải này có chất lượng tốt mà giá thành vô cùng phải chăng nên được nhiều khách hàng lựa chọn. Lanh Hàn thường dùng để may trang phục hoặc làm đồ trang trí nội thất.
Ứng dụng của vải lanh
Là dòng vải được đánh giá là có nhiều ưu điểm nổi bật, vải lanh được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống.
Ứng dụng trong ngành nội thất
Vải lanh thường được ứng dụng nhiều trong ngành nội thất và thiết kế. Cụ thể là sản xuất vỏ gối, vỏ bọc sofa, rèm cửa, ga trải giường…
Vải lanh được sử dụng rộng rãi để làm rèm cửa trong không gian sống và làm việc. Với sự mềm mịn và thoáng khí, vải lanh tạo ra không gian ấm cúng và tinh tế.
Chất liệu này được sử dụng để bọc ghế và sofa trong phòng khách, phòng ngủ … Với vẻ đẹp tự nhiên và độ bền, vải lanh tạo ra những bộ ghế và sofa chất lượng cao và bền bỉ.
Ngoài ra còn được sử dụng để làm vỏ nệm và gối, mang lại sự thoáng khí và thoải mái khi sử dụng. Với khả năng hút ẩm và kháng khuẩn tự nhiên, vải lanh giúp duy trì môi trường ngủ sạch sẽ và thoải mái.
Trang trí nhà bếp
Căn bếp dù có không gian lớn hay nhỏ thì cũng cần được trang trí. Vì đây là nơi gắn kết hạnh phúc của mỗi gia đình. Bếp được trang trí đẹp sẽ tạo cảm giác ấm cúng và hạnh phúc hơn.
Vải lanh có thể được sử dụng để trải trên bàn ăn, làm khăn lau… Có khả năng hút ẩm tốt và nhanh khô, giúp lau chùi và vệ sinh dễ dàng.
Ngoài ra có thể được sử dụng để trang trí nhà bếp như làm khung tranh, rèm cửa nhỏ, nơ trang trí hoặc bọc nút của tủ bếp. Với vẻ đẹp tự nhiên và chất liệu chống nấm mốc, vải lanh tạo nên không gian bếp ấm cúng và độc đáo.
Ứng dụng cho sản phẩm may mặc
Vải lanh được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc và có nhiều ứng dụng đa dạng. Dưới đây là một số ví dụ về ứng dụng của vải lanh trong sản phẩm may mặc:
Vải lanh thường được sử dụng để may áo sơ mi nam và nữ, may váy dạ hội, váy maxi, hoặc váy công sở…
Một ứng dụng khác của vải lanh là may đồ bơi. Như may bikini, swimsuit và các loại trang phục bơi khác. Với tính chất hút ẩm và kháng khuẩn, vải lanh giúp duy trì cảm giác thoải mái và khô ráo trong nước.
Ngoài ra, vải lanh còn được sử dụng để làm các phụ kiện như khăn, nón, găng tay, áo len và cà vạt. Những phụ kiện này thêm vào sự hoàn thiện của trang phục và tạo nên một phong cách cá nhân.
Bảo quản vải lanh đúng cách
Để bảo quản vải lanh đúng cách và giữ cho nó luôn đẹp và bền, bạn có thể tuân theo các hướng dẫn sau:
Trước khi bắt đầu quá trình bảo quản, hãy đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm. Nhãn thường cung cấp thông tin quan trọng về cách giặt, ủi và bảo quản.
Khi giặt hãy sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm, không nên sử dụng nước nóng. Nước nóng có thể làm co rút và làm mất form dáng của vải.
Tránh sử dụng chất tẩy mạnh hoặc chất tẩy chứa chất tẩy oxy trên vải lanh. Thay vào đó, hãy sử dụng chất tẩy nhẹ hoặc chất tẩy dịu nhẹ, đặc biệt được thiết kế cho vải nhạy cảm.
Để phơi khô vải lanh, hãy treo nó trong nơi thoáng khí hoặc ngoài trời, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để tránh làm mất màu. Nếu sử dụng máy sấy, hãy chọn chế độ sấy nhẹ hoặc sấy không quá nóng để tránh làm co rút và làm mất form dáng của vải.
Xem thêm: Vải Thun lạnh
Trên đây là những thông tin quan trong về vải lanh mà Tân Phạm Gia cung cấp. Hy vọng những chia sẻ trên có ích cho quý khách hàng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi đến cuối bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Đồng Phục Tân Phạm Gia để được giải đáp nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!
Xem thêm: Vải Bamboo
Thông tin liên hệ:
Địa Chỉ: 22 Thới An 15, Thới An, Quận 12, TPHCM
Điện Thoại: 0843 406 406 –0843 407 407
Email: dongphuc@tanphamgia.com.vn
Website: dongphucvn.vn
Instagram: dongphuctpg
Fanpage: Đồng Phục Tân Phạm Gia