Vải len là một trong các chất liệu vô cùng được yêu thích và sử dụng phổ biến trên thị trường may mặc hiện nay. Đây là chất liệu được biết đến với đặc tính giữ ấn, mềm mại và thấm hút tốt. Do đó, loại vải này được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc thời trang và các đồ vật sử dụng hằng ngày. Hôm nay hãy cùng Tân Phạm Gia tìm thông tin chi tiết về loại vải len may đồng phục ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Vải len may đồng phục là gì?
Vải len may đồng phục hay vải Wool là chất liệu vải được sản xuất từ những loại sợi tự nhiên được khai thác lông động vật như cừu, lạc đà hay dê. Đặc tính của loại vải này là sở hữu cấu trúc vải mịn màng, mềm mại và ấm áp, dễ chịu cho làn da. Nhờ vào cấu trúc vải mềm và dày dặn, chất liệu len sở hữu khả năng giữ nhiệt vô cùng tốt.

>>Xem thêm các mẫu đồng phục doanh nghiệp đẹp
Đây là loại vải được sử dụng rất nhiều tại các quốc gia, khu vực có khí hậu lạnh hoặc là vào mùa đông để giữ ấm cho cơ thể. Ngày nay, vải len không chỉ được sử dụng tại các quốc gia có khí hậu lạnh mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trên thế giới. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, người ta đã tìm tòi để tạo nên nhiều loại len khác nhau với các đặc tính riêng biệt.
Nguồn gốc của vải len may đồng phục
Hầu hết chúng ta đều cho rằng vải len may đồng phục đều được dệt từ lông cừu. Nhưng thực tế người ta sử dụng rất nhiều loại lông kết hợp với sợi cotton để dệt thành vải len. Tuy nhiên, vải len được con người sử dụng sớm nhất là từ lông cừu, đây cũng là loại len được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay.

Vải len có lịch sử ra đời từ khoảng 4000 năm TCN tại khu vực Địa Trung Hải. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho rằng con người đã bắt đầu sản xuất và sử dụng vải len từ 8000 năm trước. Trong quá trình sử dụng, con người dần dần tìm tòi và cải tiến vải len trở nên mềm mại hơn.
Mãi cho đến 1200 năm sau Công nguyên, sản xuất vải len đã trở thành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế nước Ý. Nhờ vào những đặc tính vượt trội mà dần dần vải len đã du nhập vào các nước khác và được đón nhận nồng nhiệt. Sau đó, chất liệu này đã trở thành một trong các loại vải được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực may mặc. Điều này được chứng minh rõ nét là ta có thể dễ dàng tìm thấy những mẫu áo len trong bất kỳ tiệm bán trang phục nào.
Vải len may đồng phục có ưu và nhược điểm gì?
Vải len may đồng phục hay bất kỳ loại vải nào đều sẽ có những đặc tính riêng biệt. Do đó bạn phải tìm hiểu cũng như nắm rõ về những ưu nhược và điểm của vải len để có thể tận dụng tối đa các đặc tính vượt trội và hạn chế của loại vải này. Dưới đây là một số đặc điểm của vải len mà bạn có thể tham khảo.
Ưu điểm của vải len may đồng phục
Vải len may đồng phục là chất liệu có khả năng giữ ấm cực cao, phù hợp để sản xuất các loại trang phục mùa đông. Với đặc tính bền bỉ, thấm hút và thoát ẩm tốt, các loại quần áo may từ vải len luôn mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Một số ưu điểm vượt trội phải kể đến của vải len gồm:
- Vải len may đồng phục có khả năng cách nhiệt và giữ ấm tốt, giúp làm ấm và giữ nhiệt độ cơ thể ổn định trong thời tiết giá lạnh.
- Vải len có khả năng thấm hút vượt trội, thấm hút mồ hôi nhanh chóng, mang đến cảm giác khô thoáng và dễ chịu cho người mặc.
- Vải len có khả năng co giãn, đàn hồi cao, giúp người mặc thoải mái vận động, kéo căng mà không bị nhăn hay giãn, nhão.

>>Xem thêm những mẫu đồng phục công sở
- Vải len may đồng phục có khả năng cách điện tốt, an toàn khi sử dụng.
- Vải len có đặc tính mềm mại, mịn mượt mang đến cảm giác êm ái, thoải mái và dễ chịu cho người mặc.
- Vải len là chất liệu khó cháy và dễ dập tắt khi cách xa nguồn lửa.
- Ngày nay, người ta đã tạo ra nhiều loại len thân thiện với môi trường, dễ tái tạo và phân hủy khi thải ra ngoài môi trường.
- Vải len được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Nhược điểm của vải len may đồng phục
Cũng như những loại vải khác, bên cạnh các ưu điểm vượt trội, vải len may đồng phục cũng có những hạn chế nhất định. Dưới đây là một số nhược điểm phổ biến của loại vải này:
- Vải len may đồng phục có thể gây ra dị ứng da đối với những người có làn da nhạy cảm.
- Không chịu được nhiệt độ cao, nếu giặt sai cách cấu trúc vải len có thể bị co rút.
- Vải len may đồng phục có giá thành cao vì là chất liệu tự nhiên và có quy trình sản xuất nhiều bước, phức tạp.

>>Xem thêm những mẫu đồng phục văn phòng
- Đây là chất liệu kháng nước kém, hút ẩm tốt nên khó phơi khô vào mùa đông hay ngày nắng yếu.
- Vải len may đồng phục dễ bị xù lông nếu bảo quản sai cách hoặc thường xuyên giặt bằng máy.
- Vải len dễ bị ám mùi ẩm mốc nếu không sử dụng trong thời gian dài.
- Vải len dễ bị giãn nếu giặt và treo không đúng cách.
Phân loại vải len may đồng phục
Để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng, ngày nay vải len may đồng phục được sản xuất đa dạng chủng loại với các đặc tính riêng biệt. Một số loại len được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như:
Vải len lông cừu
Len lông cừu hay len Virgin là loại len được sản xuất từ lông cừu nguyên chất và là loại vải len được sử dụng đầu tiên trên thế giới. Đây là loại vải len may đồng phục được đánh giá cao bởi đặc tính mềm mại, mịn màng và đàn hồi vô cùng tốt.

Về nguyên bản, len lông cừu sẽ có màu trắng ngà tự nhiên. Ngày nay để tăng thêm sự đa dạng về màu sắc vải len sẽ được nhuộm thủ công để giữ độ bền màu tốt hơn. Về mặt ứng dụng, len lông cừu khá nhẹ nên thường được dùng để may khăn choàng cổ, áo len, mũ và găng tay len.
Vải len Alpaca
Vải len Alpaca được sản xuất từ lông lạc đà Alpaca, một loài động vật thuộc họ lạc đà Nam Mỹ. Chất lông của Alpaca khá giống với lông cừu nhưng mềm mại và nhẹ hơn. Loại vải len may đồng phục này có khả năng giữ nhiệt cao, mềm mại và có độ bền vượt trội. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, len Alpaca có độ mềm mượt và độ bền cao gấp 7 lần len lông cừu thông thường. Đây cũng là lý do mà loại len này được nhiều nhà thiết kế nổi tiếng thế giới yêu thích.

Vải len may đồng phục Alpaca thường được sử dụng để cắt may những bộ âu phục, áo choàng cao cấp, thanh lịch nhờ vào đặc tính mềm nhẹ của nó. Một số thương hiệu thường xuyên sử dụng vải len Alpaca để thiết kế trang phục có thể kể đến như: Lacoste, Valentino, Wyvern Tailoring. Những loại trang phục được may từ vải len Alpaca không chỉ được đánh giá cao về kiểu dáng, màu sắc mà còn được yêu thích vì cảm giác sang trọng, mềm mại và thoải mái.
Vải len sợi cotton
Vải len may đồng phục sợi cotton là loại len được tạo thành từ sự pha trộn giữa các sợi lên nguyên bản và sợi cotton mềm mại. Cũng như len lông cừu, len cotton sở hữu đầy đủ các đặc tính như giữ ấm tốt, mềm nhẹ, êm ái và thấm hút tốt. Do được pha thêm sợi cotton nên loại len này có thêm ưu điểm là cách điện, cách nhiệt và ít gây kích ứng cho người sử dụng do có nguồn gốc từ thực vật.

Ngoài ra, loại Vải len may đồng phục này có giá thành rẻ hơn so với len lông cừu mà vẫn giữ được các ưu điểm của chúng. Do đó, len cotton được xem là loại len có tính ứng dụng các nhất trong số các loại lên trên thị trường.
Vải len cashmere
Vải len may đồng phục Cashmere được mệnh danh là một trong số những loại vải len nhẹ, đắt tiền và sang trọng bậc nhất trong thế giới len sợi. Loại vải này được sản xuất từ lông tơ của dê Cashmere sống trên các vùng núi cao Kashmir có khí hậu khắc nghiệt tại Ấn Độ.
Đặc biệt, nguyên liệu sản xuất lên chỉ được khai thác thủ công từ những chú dê chưa tròn 12 tháng tuổi. Lông Cashmere dưới 12 tháng tuổi sẽ có đường kính nhỏ khoảng 18 micron. Điều này tạo nên đặc tính vô cùng mềm mại, êm ái và mịn mượt cho từng sợi len.

Do sống ở nơi có khí hậu liên tục thay đổi trong ngày, len Cashmere có khả năng tạo độ ấm khi trời lạnh và trở nên mát mẻ khi trời nóng hơn. Chính vì điều này mà loại vải len may đồng phục này vô cùng đắt đỏ và hiếm thấy trên thị trường.
Mỗi năm len Cashmere chỉ được sản xuất số lượng rất ít so với nhu cầu sử dụng trên toàn thế giới. Vì có đặc tính vô cùng nhẹ mịn và khả năng giữ ấm tốt mà loại vải len may đồng phục thường được dùng để may áo len mỏng, khăn choàng, găng tay. Các sản phẩm được may từ chất liệu này thường được giới nhà giàu lăng-xê và sưu tập sử dụng bởi sự sang trọng, quý phái mà nó mang lại.
Vải len may đồng phục Mohair
Vải len may đồng phục Mohair được dệt từ lông của loài cừu Angora, một loài động vật sinh sống ở vùng Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ. Điểm đặc biệt của loại vải này là những sợi lông có độ lượn sóng tự nhiên đẹp mắt trên bề mặt vải. Điều này được tạo thành bởi lông cừu Angora có độ xoăn tự nhiên, tạo nên độ mềm mại, êm ái khó tin.
Lông cừu Angora sẽ được khai thác bằng cách cạo lông khi Angora thay lông không làm hại đến động vật. Điều giúp len giữ được vẻ bóng mượt và mịn màng khi dệt thành vải.

Trong những năm 1970 và 1980, len Mohair rất thịnh hành và những người thành thị thời thượng mặc áo len mohair hoặc trải thảm mohair trong nhà của họ. Cho đến khi nạn lạm dụng động vật tràn lan trong ngành công nghiệp mohair được đưa ra ánh sáng.
Vào những năm 1970 và 1980, len Mohair được sử dụng rất thịnh hành tại các thành thị. Họ dùng chúng để may thành trang phục hoặc thảm trải sàn dùng trong nhà
Vải len Mohair rất được ưa chuộng trong việc dùng để sản xuất áo len, khăn len và các sản phẩm khác bằng len khác trong lĩnh vực may mặc. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất và thu hoạch lông quá phức tạp nên lên Mohair có giá thành khá đắt đỏ.
Cách phân biệt vải len may đồng phục
Do sở hữu nhiều đặc tính nổi bật và được nhiều người yêu thích, vải len thường được làm giả với các loại sợi tổng hợp kém chất lượng. Do đó khi mua trang phục bằng len trên thị trường bạn cần biết cách phân biệt vải len thật và len tổng hợp. Có rất nhiều cách để phân biệt vải len may đồng phục, dưới đây là 2 cách được dùng phổ biến nhất:
Quan sát bằng mắt thường
Nếu nhìn trực quan, bạn sẽ thấy trên bề mặt vải len sẽ có những sợi lông bị xù, khi sờ vào cảm giác hơi cứng và dày. Đồng thời khi vò bằng tay vải len thật sẽ không bị nhăn như các loại vải giả len thông thường. Bạn cạnh đó, len thật thường thấm hút tốt hơn các loại vải khác và khó làm khô do được dệt từ các sợi lông động vật.

Nhận biết vải len may đồng phục bằng nhiệt
Vải len rất khó chất, khi đốt bằng lửa sẽ tạo ra tro đen dễ bóp vụn và ngọn lửa yếu do tính chất cách nhiệt của nó. Đây cũng là tips hay bạn có thể tham khảo qua nhé!
Quy trình sản xuất vải len may đồng phục
Vải len may đồng phục được bán với giá thành đắt đỏ trên thị trường không chỉ bởi những đặc điểm đặc biệt mà nó mang lại mà còn bởi quy trình sản xuất phức tạp. Để tạo thành một tấm vải len, người ta phải trải qua ít nhất 6 bước với xử lý lông đã thu hoạch. Cùng Tân Phạm Gia khám phá quy trình sản xuất len sợi thường thấy qua các thông tin dưới đây.
Quy trình xén, thu hoạch lông động vật
Muốn tạo nên các sợi len để dệt vải len may đồng phục thì bước đầu tiên không thể thiếu đó là tiến hành thu thập nguyên liệu dệt sợi. Tùy theo loại len muốn sản xuất mà người ta sẽ tiến hành xén lông các loài động vật phù hợp. Lông được xén sẽ được chứa vào trong các bao tải và chở về nhà máy sản xuất lông và làm sạch. Tại đây, người ta sẽ tiến hành phân loại lông động vật dựa trên chất lượng, màu sắc và độ mịn để chuẩn bị cho các công đoạn dệt sợi tiếp theo.
Quy trình làm sạch lông
Bước tiếp theo của quy trình sản xuất vải len may đồng phục đó là làm sạch lông nguyên liệu. Lông động vật sau khi được phân loại sẽ được đem đi làm sạch. Ở bước này người ta sẽ cẩn thận làm sạch các chất bẩn bám trên lông như dầu, mỡ… bằng cách cọ rửa trong nước nhiều lần trước khi kéo thành sợi. Trong quá trình làm sạch lông, các nhà máy thường sử dụng thêm các chất phụ gia hóa học để ngâm nhằm làm sạch và tẩy trắng lông hiệu quả.

Quy trình chải len
Chải len là quá trình tách các sợi lông thô thành các sợi dài để chuẩn bị cho quá trình kéo len thành sợi. Đây là bước thứ 3 trong quá trình dệt vải len may đồng phục quyết định quan trọng đến chất lượng thành phẩm sau này. Lông động vật sau khi được làm sạch và tẩy trắng sẽ được mang đi chải để sắp xếp lại các sợi lông theo cùng 1 hướng và loại bỏ các sợi kém chất lượng.
Quá trình này thường trải qua hai bước đó là chải thô và chải kỹ. Trước đây việc chải len thường được thực hiện thủ công, mãi đến say này khi con người mới chế tạo ra máy móc, việc chải len mới trở nên đơn giản hơn.
Quy trình quay len thành sợi
Đây là công đoạn thứ 4 của quy trình sản xuất vải len may đồng phục từ lông động vật. Lông sau khi được chải mịn sẽ được mang đi kéo thành sợi bằng máy kéo sợi chuyên dụng. Quá trình này sẽ giúp các sợi lông xấu được ép lại trở thành len mịn, đều và dày hơn. Các sợi len sau khi được kéo sợi sẽ được chia ra và quán thành các cuộn lớn hoặc dệt thành tấm để thuận tiện cho các bước đan dệt tiếp theo.

Quy trình dệt sợi
Sau quá trình quay sợi, len sẽ được dệt thành các tấm vải thông qua các kỹ thuật dệt khác nhau. Phổ biến nhất là phương pháp dệt kim, dệt con thoi và một số phương pháp khác. Tùy vào phương pháp dệt mà sẽ tạo thành các tấm vải len với cấu trúc và họa tiết đặc trưng khác nhau.
Thông thường, các sợi len có chất lượng tốt sẽ được dệt lỏng trong khi các sợi len xấu hơn sẽ được dệt theo kiểu đan chéo để tăng độ bền chặt của kết cấu vải. Về cơ bản, sau khi dệt sợi, vải len may đồng phục đã hoàn thành và sẵn sàng để mang đi may các loại quần áo, sản phẩm khác.
Hoàn thiện sản xuất len
Đây là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất vải len may đồng phục. Vải len sau khi được dệt có thể mang đi nhuộm màu để tạo nên sự đa dạng màu sắc. Tùy vào nhu cầu sử dụng và quy trình nhuộm màu của từng xưởng mà người ta có thể sử dụng các chất nhuộm màu tự nhiên hoặc hóa học để tạo màu cho len. Sau khi được nhuộm màu, vải len sẽ được mang đi giặt và xử lý mặt vải để tăng thêm độ mềm mại, mịn màng, độ bóng hoặc chống nhăn.
Ứng dụng của vải len trong đời sống
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những món đồ bằng len được dùng để decor hoặc trang trí nội thất. Một số ứng dụng phổ biến của vải len trong trong đời sống có thể kể đến như:
Vải len ứng dụng trong may mặc
Vải len may đồng phục là chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc, đặc biệt sử dụng nhiều nhất là vào mùa đông khi tiết trời trở lạnh. Do có những đặc tính nổi bật như giữ nhiệt, đàn hồi và mềm mịn, vải len thường được sản xuất thành nhiều loại trang phục khác nhau.

>>Xem thêm những mẫu áo thun đồng phục
Tuy nhiên, vải vẫn được sử dụng nhiều nhất để may các loại quần áo thu đông như áo len, áo khoác, khăn choàng. Ngoài ra, vải len cũng được dùng nhiều để sản xuất các phụ kiện như mũ, nón, găng tay, kẹp tóc, băng đô, túi xách hoặc tất, vớ. Đặc điểm chung của các sản phẩm được làm từ len là có thiết kế đẹp mắt, màu sắc tươi sáng, đa dạng, phù hợp với nhiều lứa tuổi, giới tính.
Trang trí nội thất
Ngoài sản xuất quần áo các loại, vải len may đồng phục còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực trang trí nội thất. Một số loại vật dụng nội thất được làm từ vải len phổ biến như thảm trải sàn, gối đệm lưng, chăn, bọc gối.
Do có đặc tính cách điện và chống cháy tốt nên vải len vô cùng phù hợp dùng để sản xuất các loại vật dụng trang trí nội thất. Những vật trang trí nội thất được làm từ vải len may đồng phục đáp ứng tốt thị hiếu của người dùng hiện nay về tính thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm.

Thông thường, người ta sẽ sản xuất các nhóm đồ nội thất khác nhau dựa trên chất lượng len lông cừu sao cho phù hợp với giá thành và nhu cầu sử dụng. Theo đó, những sợi len lông cừu chất lượng thấp sẽ được sản xuất thảm, các loại vật liệu cách điện, cách nhiệt trong thiết kế nội thất.
Những sợi len trung bình sẽ được sử dụng để làm vải bọc ghế sofa, chăn mền, vỏ gói, bọc đệm, rèm cửa. Những loại len chất lượng tốt sẽ được dùng để may chăn, ga, gối cao cấp cho các gia đình giàu có. Ở một số trường hợp, vải len còn được dùng để may bọc đèn ngủ hoặc làm tranh treo tường trang trí.
Dùng vải len làm đồ handmade
Vải len may đồng phục cũng là chất liệu rất được ưa chuộng để sản xuất các món đồ handmade, quà tặng. Do tính chất bông xù, đàn hồi và mềm mại vượt trội, len sợi được dùng rất nhiều để làm hoa giả, đan gấu bông, móc khóa, túi bọc bình nước. Những món đồ handmade được làm từ len luôn nhận được sự yêu thích của đông đảo người dùng bởi sự đẹp mắt và độc đáo mà nó mang lại.

Cách bảo quản vải len may đồng phục
Vải len may đồng phục có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng để các sản phẩm làm từ len luôn bền đẹp và không bị xù lông thì bạn cần biết cách bảo quản. Cùng Tân Phạm Gia tìm hiểu một số cách bảo quản vải len hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.
Không giặt vải len may đồng phục bằng máy
Không như những loại vải tổng hợp trên thị trường, len là chất liệu được sản xuất từ lông động vật nên rất mềm nhẹ và thấm hút vô cùng tốt. Chính vì đặc tính này mà vải len sẽ dễ bị xù lông và đứt gãy cấu trúc vải nếu giặt sai cách.
Do đó, bạn chỉ nên giặt tay đối với các trang phục được làm từ vải len. Bởi việc giặt bằng máy không chỉ khiến các sợi len lỏng lẻo, co rút do lực giặt quá mạnh. Ngoài ra chế độ vắt của máy giặt cũng có thể khiến vải len bị biến dạng nghiêm trọng. Để bảo quản vải len tốt nhất các bạn chỉ nên giặt bằng tay và vắt nhẹ nhàng cho ráo nước trước khi phơi khô.

Vắt khô vải len may đồng phục trước khi phơi
Như đã nói ở trên, do được dệt hoàn toàn từ lông động vật với độ bền và co giãn tự nhiên, vải len sẽ bị giãn và biến dạng nếu giặt và phơi không đúng cách. Để hạn chế tình trạng này, khi giặt xong bạn nên vắt cho ráo nước trước khi phơi.
Điều này sẽ giúp làm giảm lượng nước trong áo, giúp áo nhẹ bớt khi phơi, từ đó tránh tình trạng giãn vai áo do treo trên móc phơi. Ngoài ra, trang phục len có đặc tính thấm hút vô cùng tốt, điều này gây khó khăn trong việc phơi khô. Vắt ráo nước cũng sẽ giúp áo nhanh khô hơn thông thường.

Chọn móc treo vải len may đồng phục phù hợp
Việc chọn móc treo phù hợp cũng là mẹo bảo quản vải len may đồng phục được nhiều người sử dụng. Việc sử dụng móc treo có đầu nhọn và sợi mảnh dễ khiến phần vai áo dễ bị biến dạng trong quá trình phơi. Do đó, khi chọn móc phơi áo len, bạn nên chọn những loại móc to bản. Điều này sẽ giúp giảm bớt lực tác động vào phần vai khi treo.

Không dùng chất tẩy mạnh lên vải len may đồng phục
Không chỉ riêng với vải len may đồng phục với bất kỳ loại vải nào cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chất tẩy mạnh. Bởi các hóa chất có chất tẩy có thể sẽ làm biến đổi và hỏng cấu trúc vải. Từ đó khiến áo nhanh sờn rách và thậm chí là bị phai màu nghiêm trọng.

Thuốc tẩy còn gây ảnh hưởng đến môi trường sống và da tay. Do đó, Tân Phạm Gia khuyên bạn không nên sử dụng thuốc tẩy quá nhiều. Thay vào đó bạn có thể chọn các loại bột giặt có chiết xuất từ thiên nhiên kết hợp giặt tay để làm sạch cách vết bẩn mà vẫn bảo vệ sợi vải hiệu quả.
Chọn vải len may đồng phục chất lượng cao tại Tân Phạm Gia
Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với chất liệu mềm mại như len và đang muốn may đồng phục số lượng lớn cho các nhân viên của mình thì có thể tìm hiểu về Tân Phạm Gia. Đây là cơ sở may uy tín hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Nhiều năm qua, Tân Phạm Gia đã tiến hành thiết kế và hoàn thiện hàng trăm mẫu áo đồng phục từ đơn giản đến phức tạp. Điều này giúp Tân Phạm Gia tích lũy kinh nghiệm và nhanh chóng nắm bắt được tâm lý khách hàng. Xưởng còn vô cùng chú trọng việc đầu tư vào máy móc và cơ sở hạ tầng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm dệt may. Do đó, Tân Phạm Gia đảm bảo mỗi sản phẩm gửi đến khách hàng đều đạt chất lượng cao.

Ngoài ra, Tân Phạm Gia còn thường xuyên cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất, đảm bảo cung cấp cho quý khách đa dạng mẫu mã trang phục. Với những chính sách và dịch vụ hậu mãi hợp lý, Tân Phạm Gia luôn được đánh giá cao cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, xưởng còn sở hữu đội ngũ nhân sự tận tâm, nhiệt thành, sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc trong suốt quá trình đặt may đồng phục. Do đó, quý khách có thể yên tâm khi sử dụng các dịch vụ tại xưởng may.
Vừa rồi chúng ta đã cùng tìm hiểu xong về vải len may đồng phục đang được yêu thích nhất hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết trên của Tân Phạm Gia giúp Quý khách hàng hiểu hơn về chất liệu len và chọn được chất liệu phù hợp để may đồng phục. Liên hệ với Tân Phạm Gia ngay nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp nhé.