Có hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp nước ta, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng định nghĩa chính xác doanh nghiệp là gì. Hãy theo dõi bài viết sau của Tân Phạm Gia để hiểu “Doanh nghiệp là gì?” bạn nhé!
Xem thêm: Mẫu đồng phục công sở đẹp
Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản. Có trụ sở kinh doanh cố định, được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của nhà nước. Việc đăng kí kinh doanh nhằm mục đích khai báo và thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp tham gia các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa, buôn bán và cung cấp dịch vụ. Nhằm mục tiêu thu lợi nhuận và thực hiện các chính sách kinh tế và xã hội.
Mỗi doanh nghiệp đều được xây dựng những nét văn hóa riêng trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động. Nét văn hóa này dần trở thành giá trị, niềm tin, ăn sâu vào suy nghĩ vào tạo thành thói quen.
Giúp các thành viên trong doanh nghiệp đi đúng hướng doanh nghiệp điều phối và thực hiện tốt những mục tiêu chung.
Xem thêm: Đồng phục công sở
Các LOẠI HÌNH của DOANH NGHIỆP là gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH)
Thành viên trong công ty TNHH có thể là tổ chức hay cá nhân. Tuy nhiên số lượng thành viên không được vượt quá 50 người. Các thành viên tham gia phải có trách nhiệm về các khoản nợ khác trong doanh nghiệp.
Ưu điểm của công ty TNHH
Các thành viên trong cty TNHH chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty. Trong phạm vi số vốn họ đã góp. Do đó người góp vốn sẽ ít gặp rủi ro hơn.
Các thành viên trong công ty TNHH thường là những người quen nhau và số lượng thành viên không nhiều. Do đó việc điều hành công ty cũng không quá phức tạp.
Nhược điểm của công ty TNHH
Vì doanh nghiệp theo chế độ TNHH nên mức độ uy tín của công ty trước đối tác cũng có phần ảnh hưởng.
Nhà nước điều chỉnh chặt chẽ cty TNHH hơn công ty hợp danh.
Do không có quyền phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn của cty TNHH cũng ảnh hưởng 1 phần
Công ty Cổ phần (Cty CP)
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn được chia làm nhiều phần bằng nhau. Cổ đông trong công ty có thể là một tổ chức hoặc các cá nhân. Không có giới hạn về số lượng thành viên tham gia, tuy nhiên số lượng cổ đông tối thiểu phải là 3.
Đối với công ty cổ phần, các cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho những cổ đông khác. Trừ một số trường hợp đặc biệt đã quy định trong luật.
Đối với loại hình doanh nghiệp này, công ty hoàn toàn có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn.
Đối với công ty cổ phần cần có: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Ưu điểm của công ty cổ phần
Các cổ đông trong công ty chỉ chịu trách nghiệm về tài sản của công ty trong phạm vi góp vốn. Vì chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn. Cũng nhờ vậy mà rủi ro của các cổ đông là không cao.
Công ty cổ phần hoạt động với khả năng rất rộng và đa dạng về các ngành nghề, lĩnh vực
Cơ cấu vốn của công ty cổ phần cũng khá đa dạng. Do đó tạo điều kiện linh hoạt cho những người cùng góp vốn vào công ty.
Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn khá cao vì thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Công ty cổ phần cũng có sự uy tín nhất định đối với các doanh nghiệp khác.
Đối tượng tham gia góp vốn vào công ty cổ phần là rất rộng. Vì việc chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp là tương đối dễ dàng. Các các bộ, công chức nhà nước cũng có quyền mua cổ phiếu của loại hình doanh nghiệp này.
Nhược điểm của công ty cổ phần
Cách thức điều hành và quản lí của công ty cổ phần rất phực tạp. Bởi số lượng cổ đông trong doanh nghiệp có thể rất nhiều.
Có những người không quen biết nhau tham gia. Thậm chí có cả nhóm người phân hóa thành những nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích.
Việc thành lập và điều phối công ty cổ phần cũng có phần phức tạp hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Bởi nó chịu những ràng buộc chặt chẽ của quy định pháp luật, đặc biệt là về chế độ kế toán, tài chính.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp được thành lập phải có ít nhất từ hai thành viên hợp danh. Ngoài các thành viên hợp danh, có thể thêm các thành viên góp vốn khác.
Thành viên hợp danh phải là những cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp. Phải chịu trách nhiệm bằng tổng số tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty.
Đối với các thành viên góp vốn, chỉ cần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
Ưu điểm của công ty hợp danh
Việc điều hành công ty hợp danh cũng không quá phức tạp do số lượng thành viên không quá nhiều.
Và đây cũng là tập hợp những người uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
Nhược điểm của công ty hợp danh
Do công ty hợp danh có chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn. Nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là khá cao.
Các thành viên góp vốn không có quyền quản lý đối với doanh nghiệp. Nên có phần hạn chế đối với những thành viên góp vốn.
Không được phát hành chứng khoán là quy định chung dành cho những công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp được thành lập bởi 1 thành viên đứng tên pháp lí. Tự làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về những hoạt động của doanh nghiệp.
Loại hình doanh nghiệp tư nhân quy định không được phát hành chứng khoán.
Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất
Để đi vào hoạt động, doanh nghiệp tư nhân cần đăng kí pháp lí theo đúng quy định của pháp luật.
Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân có thể hoàn toàn chủ động quyết định các hoạt động của công ty. Các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty vì chỉ có 1 chủ sở hữu.
Doanh nghiệp tư nhân chịu chế độ trách nhiệm vô hạn tạo sự tin tưởng cho các đối tác. Khách hàng và giúp cho công ty ít bị ràng buộc hơn bởi pháp luật hơn so với những loại hình doanh nghiệp khác.
Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Mức độ rủi ro của doanh nghiệp tư nhân là khá cao do không có tư cách pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài của mình.
NỘI QUY HOẠT ĐỘNG CHUNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP là gì?
Ngoài việc tìm hiểu doanh nghiệp là gì? Người ta cũng rất quan tâm đến nội quy hoạt động của các doanh nghiệp là gì. Bao gồm:
- Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ những điều kiện đầu tư khi kinh doanh
- Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời về việc đăng ký thành lập, thay đổi nội dung đăng ký, công khai thông tin về thành lập, hoạt động của doanh nghiệp…
- Đồng thời phải trung thực, thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký phải chính xác, không gian dối.
- Nếu như thông tin kê khai chưa chính xác thì phải sửa đổi và bổ sung kịp thời.
- Khi hoạt động, các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cũng như tham gia các hoạt động tài chính khác theo đúng quy định của nhà nước và pháp luật.
- Nhân viên của công ty phải được đối xử tôn trọng, không bị ngược đãi hoặc lao động cưỡng bức và được nhận phúc lợi theo quy định của chính phủ.
- Đồng thời, cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng
- Thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm (BHXH, BHTN, BHYT) và các chế độ bảo hiểm khác cho người lao động…
CÁCH XÁC ĐỊNH QUY MÔ DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp có quy mô nhỏ
Ngày nay, loại hình doanh nghiệp quy mô nhỏ là lựa chọn số một cho các công ty khởi nghiệp. Vì quy mô nhỏ nên có nhiều lợi thế, phù hợp để khởi nghiệp.
Số lượng nhân viên không quá nhiều, chỉ từ 1 đến 50 người. Vấn đề phân chia công việc cũng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, khi thành lập, chủ doanh nghiệp cần xem xét số người tham gia góp vốn. Sau đó mới tiến hành quyết định lựa chọn quy mô của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quy mô trung bình
Số lượng nhân viên từ 51 đến 1000 người. Yêu cầu nhân viên có kinh nghiệm và trình độ ở vị trí mà họ nắm giữ. Ngoài ra, cần thiết lập KPI cho từng vị trí để hướng tới tiềm năng của tập tin công ty đó.
Ngân sách để bắt đầu kinh doanh rất cao. Vì nó liên quan đến các ngân sách như ngân sách nhân viên, thiết bị, máy móc và nhà kho. Ngoài ra, cần hợp tác với các đối tác để hỗ trợ công việc kinh doanh phát triển.
Quan trọng là chủ công ty phải là người có kinh nghiệm hoặc kiến thức trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Làm sao để tổ chức làm việc hiệu quả hơn trong các bộ phận của công ty.
Doanh nghiệp có quy mô lớn
Để hình thành một công ty lớn, số lượng nhân viên phải trên 1.000 người. Các công ty lớn thường là những tập đoàn lớn và nền tảng kinh tế khá vững.
Họ phải trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đủ mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn, khủng hoảng.
Hầu hết các công ty lớn luôn tạo ra sự phát triển kinh tế đồng đều và bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, mang lại sự ổn định và hạn chế những biến động đột biến.
Các công ty lớn cần có tiềm lực tài chính mạnh để có những bước tiến nhanh hơn.
Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn TPHCM
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan
Đây là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và tập trung vào ngành hàng tiêu dùng. Công ty không ngừng khám phá tiềm năng dài hạn của mình trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và hàng hóa.
Đồng thời, Masan không ngừng phát triển các sản phẩm mới phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm cho quốc gia, thông qua đội ngũ ngũ quản lý chuyên nghiệp cùng các đối tác toàn cầu.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Central Plaza, 17 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0286 256 3862 & 0283 827 4115
Email: Investorrelation@masangroup.com
Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP
PV GAS trở thành nhà cung cấp năng lượng chiến lược trong nhiều lĩnh vực. Như điện, thép và nhiều ngành công nghiệp như vận tải, thực phẩm, thương mại và công nghiệp.
Mục tiêu chiến lược của PV Gas là trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. Từng bước vươn lên thị trường nước ngoài, chiếm lĩnh vị trí hàng đầu tại khu vực Châu Á.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Đại chỉ: Tòa nhà PVGas Tower, 673 Nguyễn Hữu Thọ, Xã Phước Kiến, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283 781 6777 & 0283 781 5666
Email: pvgas@pvgas.com.vn
Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
Công ty Cổ phần Sữa Việt được nhiều người biết đến là Vinamilk. Ai cũng biết đây là công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Vinamilk không chỉ giữ vị trí thế thương hiệu tại thị trường trong nước mà còn có nhiều bước đi chiến lược. Để đại diện cho thương hiệu sữa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Công ty tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế lớn như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản…
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0285 415 5555 & 0285 416 1226
Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Qua nhiều năm hoạt động trên thị trường, ACB đã định vị là một ngân hàng hàng đầu. Có quy tắc điều hành quản trị chuyên nghiệp, tăng trưởng bền vững. Doanh thu hợp pháp, biên lợi nhuận cao và hợp lý.
Cùng các lĩnh vực kinh doanh đa dạng như: huy động vốn, cho vay, chiết khấu chứng khoán…Trái phiếu và chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán, mua bán vàng…
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283 929 0999 & 0283 839 9885
Email: acb@acb.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/NganHangACB
Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
Unilever dần trở thành “người bạn” đồng hành cùng nhiều thế hệ người Việt Nam sau 27 năm gia nhập thị trường.
Đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày như OMO, kem đánh răng…đã trở thành một sợi dây liên kết không thể tách rời trong tâm trí nhiều người Việt.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: 156 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Email: bui-thu.huong@unilever.com
Fanpage: https://www.facebook.com/unilever/
Bài viết trên đề cập về chủ đề doanh nghiệp là gì. Với những chia sẻ trên của Tân Phạm Gia, hy vọng bạn sẽ có những kiến thức hữu ích. Và hiểu rõ hơn doanh nghiệp là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi đến cuối bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau nhé!
Thông tin liên hệ:
Địa Chỉ: 22 Thới An 15, Thới An, Quận 12, TPHCM
Điện Thoại: 0843 406 406 –0843 407 407
Email: dongphuc@tanphamgia.com.vn
Website: dongphucvn.vn
Instagram: dongphuctpg
Fanpage: Đồng Phục Tân Phạm Gia
Youtube: https://www.youtube.com/@dongphuctanphamgia