Mẫu Vải Kaki

Với xu hướng hội nhập và phát triển, ngành công nghiệp vải cũng không ngừng cải tiến. Do đó thị trường ngày càng nhiều loại vải, với xuất xứ khác nhau. Trong đó mẫu vải kaki cũng là loại vải được sử dụng khá phổ biến. Vậy bạn đã biết mẫu vải kaki là gì chưa? Hãy theo dõi bài viết của Tân Phạm Gia để được giải đáp nhé!

Xem thêm: Mẫu vải cotton

mẫu VẢI KAKI LÀ GÌ?

Mẫu vải kaki là một loại vải phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc. Mẫu vải kaki có thể được dệt từ 100% cotton hoặc dệt từ sợi cotton tổng hợp.

Vải có đặc tính ưu việt là bền, ít nhăn và co giãn tốt. Mình vải của loại này khá cứng và dày.

Tuy nhiên, ngày nay các nhà sản xuất vải thường kết hợp các chất liệu tổng hợp khác với vải kaki. Để khắc phục nhược điểm của vải và nâng cao thêm đặc tính của vải.

Mẫu vải kaki
Mẫu vải kaki

NGUỒN GỐC CỦA mẫu VẢI KAKI

Mẫu vải kaki đã xuất hiện từ giữa thế kỷ 19. Loại vải này lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường Ấn Độ. Người đầu tiên thiết kế trang phục bằng vải kaki là ông H. Lummsden. 

Hồi đó, hầu hết binh lính Anh ở Ấn Độ đều mặc quần áo len dày. Ông Lummsden cho rằng loại vải này sẽ không phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Ấn Độ.

Vì vậy, ông đã phát minh ra một loại vải gọi là kaki. Bộ quân phục đầu tiên của ông đã làm ra với chất liệu mỏng và nhẹ hơn trước. Điều này tạo cảm giác thoải mái cho người lính khi làm nhiệm vụ.

Sự xuất hiện của mẫu vải kaki này đã tạo nên trào lưu trang phục mới dành cho binh lính. Không chỉ binh lính Anh mà dần phổ biến trên thế giới. 

Đến Thế chiến II, mẫu vải kaki đã trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ. Cả binh lính và thường dân đều sử dụng loại vải này để may quần áo hàng ngày.

Những năm sau 2000, vải kaki trở nên đa dạng hơn về mẫu mã và chất lượng. Vải kaki đơn giản nhưng hiện nay có nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào đối tượng sử dụng.

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT mẫu VẢI KAKI

Quy trình tạo nên mẫu vải kaki phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Thông thường quy trình sản xuất bao gồm 4 công đoạn cơ bản như sau:

Thu hoạch bông

Bước đầu tiên để làm vải kaki là thu hoạch bông. Lựa chọn bông xơ và phân loại cẩn thận, sau đó được đóng gói các kiện bông. Nguyên liệu được chọn phải đồng bộ kích thước và được loại bỏ tạp chất. Ví dụ như bụi bẩn, đất, hạt…

Kéo sợi

Các sợi bông được đánh rối, khử trùng và gia công thành tấm phẳng. Kéo dày sợi thô để tăng độ dài và độ bền của chúng. Sau đó chúng được đánh thành từng ống.

Tiến hành hồ sợi dọc sau khi thành sợi hoàn chỉnh. Ở công đoạn này, hồ bột, tinh bột biến tính và một số chất nhân tạo được sử dụng để bọc sợi, giúp tăng độ bền và độ mềm mại cho vải.

Tùy thuộc vào mục đích sản xuất, các công ty có thể thêm hoặc bớt nguyên liệu để cải thiện một số tính năng của sản phẩm.

Dệt vải

Sợi kaki được dệt bằng máy bằng cách kết hợp giữa sợi dọc và sợi ngang. Chất liệu được dệt theo kiểu chéo. Do đó, bề mặt vải thường có các đường chéo với 2 mặt khác nhau về hướng chéo.

Vải tuy dày nhưng khá mềm. Sau đó, vải kaki được nung ở áp suất và nhiệt độ cao trong dung dịch hóa chất, phụ gia để loại bỏ hồ và tạp chất còn sót lại.

Vải sau đó được đưa vào đánh bóng. Quá trình này làm cho việc nhuộm dễ dàng hơn. Đồng thời tăng độ chuẩn màu của vải. Cuối cùng, vải được tẩy trắng để loại bỏ tất cả các màu tự nhiên và đem đi nhuộm màu.

Mẫu vải kaki
Mẫu vải kaki

Nhuộm màu

Mẫu vải kaki được nhuộm bằng thuốc nhuộm. Phụ gia được sử dụng để cải thiện khả năng bám màu. Quá trình nhuộm được thực hiện nhiều lần với nhiều loại thuốc nhuộm khác nhau.

Sau mỗi lần nhuộm, vải được giặt lại để loại bỏ tạp chất và dư lượng hóa chất. Để hoàn thiện, vải kaki phải trải qua công đoạn wash để làm mềm, tăng độ bền, chống co và nhăn. Cuối cùng, vải được vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc đến giai đoạn thiết kế.

PHÂN LOẠI mẫu VẢI KAKI

Vải Kaki Cotton

Vải kaki cotton là loại được dệt từ 100% sợi cotton. Vải có độ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp mặc tất cả các mùa. Tuy nhiên kaki cotton vẫn cứng hơn so với cotton tici, cotton poly hay các loại vải may áo đồng phục khác.

Độ cứng vừa phải giúp giữ form tốt nên được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt dùng may đồng phục công sở, đồng phục học sinh, đồng phục nhà hàng, khách sạn, đồng phục công nhân nhà máy…

Vải Kaki Cotton
Vải Kaki Cotton

Vải Kaki Polyester

Vải Kaki polyester: Là loại vải được làm từ sợi tổng hợp. Do thành phần đặc trưng trong loại vải này là ethylene, một chất thường được tìm thấy trong ngành công nghiệp dầu mỏ.

Kaki polyester có một số đặc tính như có thể chống cháy, không bị giãn khi giặt. Điều này có thể hiểu được vì quá trình sản xuất ethylene trong polyester được thực hiện thông qua phản ứng trùng hợp.

Vải Kaki thô

Kaki thô hay còn gọi là kaki không thun, loại vải này ít nhăn, có độ cứng cáp và ít bị co giãn. Chính vì tính chất này nên thường được sử dụng may quần nam để tạo form dáng đứng, tăng sự tinh tế và lịch sự.

Ngoài ra, nhờ đặc tính cứng cáp mà có thể may quần áo bảo hộ. Giúp người sử dụng tránh được những va chạm, chấn thương không mong muốn.

Mẫu vải kaki
Mẫu vải kaki

Kaki thun

Giống như nhiều kiểu dáng kaki khác, kaki thun tương đối dày nhưng vẫn đem đến cảm giác thoải mái cho người mặc. Vải được pha thêm sợi thun để độ đàn hồi tốt hơn, thích hợp may trang phục có độ ôm nhất định.

ƯU ĐIỂM CỦA mẫu VẢI KAKI

Bền chắc

Mẫu vải kaki được coi là một trong những loại vải bền nhất. Nhờ cấu tạo chắc chắn nên vải kaki có tuổi thọ cao, ít bị co và giãn. Đặc biệt không bị nhăn dù sử dụng lâu dài.

Thoáng mát

Mẫu vải kaki giặt nhanh khô, độ thấm hút ổn. Vì vậy người sử dụng sẽ không cảm thấy bí bách khi sử dụng.

Dễ nhuộm và bền màu

Vải kaki bền màu và rất dễ nhuộm. Trong quá trình giặt, vải ít bị phai màu và chống bai dão. Nhà thiết kế có thể thoải mái sáng tạo thiết kế kiểu dáng khác nhau đối với loại vải này.

Quần kaki
Quần kaki

NHƯỢC ĐIỂM CỦA mẫu VẢI KAKI

Thiết kế đơn điệu

Thật ra vải kaki không hợp với những thiết kế quá cầu kỳ. Nhìn chung, vải kaki có xu hướng khá cứng và ít co giãn nên khó ứng dụng vào các trang phục đòi hỏi độ mềm mại. Như đồ bộ thể thao, váy công chúa, váy cưới… Đồng thời trang phục làm từ kaki toát lên vẻ lịch sự, trang nghiêm.

Giá thành đắt

Giá thành của vải kaki khá đắt vì dòng vải này thường được làm từ chất liệu cotton 100%. Để tối ưu hóa các tính năng và giảm giá thành thì người ta thường pha trộn thêm các loại sợi khác.

ỨNG DỤNG CỦA VẢI KAKI

Kaki là dòng vải được ứng dụng để may các loại trang phục khác nhau như: trang phục thường ngày, trang phục công sở, đồ bảo hộ… Những sản phẩm làm từ kaki không bị giới hạn về độ tuổi, giới tính. Do đó đối tượng lựa chọn trang phục từ vải này khá đa dạng và phong phú.

CÁCH NHẬN BIẾT VẢI KAKI

Nếu bạn là người có am hiểu về vải thì việc nhận biết rất đơn giản. Chỉ cần sờ, ngửi mùi là có thể nhận biết đó là chất liệu nào.

Tuy nhiên với những ai chưa có kinh nghiệm sẽ gặp phải một số khó khăn. Vì vậy có thể áp dụng 2 cách sau để nhận biết vải kaki:

Dựa vào độ dày của vải có thể nhận biết được vải kaki thun và kaki không thun. Vải bài mềm và mỏng hơn thì là kaki thun, và ngược lại.

Ta có thể đốt thử mẫu vải kaki để phân biệt giữa kaki cotton và kaki polyester. Khi đốt cháy, nếu ngọn lửa có màu vàng, vải nhanh chóng bị đốt thành tro thì đó là vải kaki cotton. Còn nếu vải đó không bén lửa mà có mùi thơm nhẹ nhàng thì đó là vải kaki polyester.

Trên đây là những giải đáp về mẫu vải kaki. Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể lựa chọn được mẫu vải kaki phù hợp may trang phục. Hẹn các bạn ở những bài viết sau của Tân Phạm Gia nhé!

Thông tin liên hệ:

Địa Chỉ: 22 Thới An 15, Thới An, Quận 12, TPHCM

Điện Thoại: 0843 406 406 –0843 407 407

Email: dongphuc@tanphamgia.com.vn

Website: dongphucvn.vn

Instagram: dongphuctpg

Fanpage: Đồng Phục Tân Phạm Gia

Xem thêm: Mẫu vải cotton

5/5 - (1 bình chọn)