Mẫu Vải Cotton

Mẫu vải Cotton là chất liệu may mặc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vật liệu này có thể được đan và dệt kim với độ dày, độ mềm và trọng lượng khác nhau. Do đó có thể dùng để may nên những loại trang phục khác nhau. Mẫu vải Cotton là chất liệu phổ biến nhất vì nó phù hợp với nhiều vóc dáng và thích nghi tốt với mọi điều kiện thời tiết. Vậy mẫu vải cotton là gì? Cách nhận biết mẫu vải cotton như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tân Phạm Gia để được giải đáp nhé!

Xem thêm: Mẫu vải kate

mẫu VẢI COTTON LÀ GÌ?

Mẫu vải cotton là loại vải tự nhiên, được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông và các sản phẩm hóa học. Với những đặc tính nổi bật như: thấm hút mồ hôi, thông thoáng, thân thiện với người dùng. Đặc biệt cotton có khả năng chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn.

Nguồn gốc vải cotton

Từ xa xưa ông cha ta đã biết trồng cây bông để lấy quả lấy bông về dệt sợi làm vải may quần áo. Đến nay, khi ngành dệt phát triển, người ta vẫn lấy sợi từ cây bông nhưng được đem về xử lý bằng hóa chất để tăng độ bền. Đặc biệt để hạn chế tình trạng mục vải, nấm mốc. Từ đó mà vải cotton được ra đời.

Mẫu vải cotton cũng được chia làm nhiều loại khác nhau. Tuỳ vào tỷ lệ % sợi bông có trong vải mà nhà sản xuất định ra từng loại vải:

  • Vải 100 % cotton là loại vải dùng nguyên liệu 100% sợi bông cùng với một số hoá chất làm cho vải trở nên lâu mục, bền bỉ và mềm mại hơn.
  • Vải 80% cotton là loại vải chỉ có 80% là sợi bông nguyên chất, 20% còn lại trong vảo có thể là các sợi tổng hợp khác, để vải có độ bóng cao.
Mẫu vải cotton
Mẫu vải cotton

QUY TRÌNH SẢN XUẤT mẫu VẢI COTTON 

Những mẫu vải cotton được ra đời để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. Nhưng trước đó nó phải trải qua quá trình sản xuất không hề đơn giản:

Giai đoạn 1: Thu hoạch và phân loại xơ bông

Mùa thu hoạch bông diễn ra từ tháng 11 đến tháng 12 trong năm, quá trình thu hoạch được chia làm 3 đợt khác nhau. 

Đợt 1: Thu hoạch những quả dưới góc và đã nở hoa. 

Đợt 2: Lần thứ 2 thu hoạch sau đợt 1 từ 1 đến 15 ngày. Người ta hái những bông đã nở ở giữa cây 

Đợt 3: Hái hết những bông đã nở ở phần trên ngọn của cây.

Sau khi thu hoạch bông, những phần xơ sẽ được phân loại. Những quả đảm bảo chất lượng sẽ được chọn, còn lại sẽ bị loại bỏ. Để tránh lẫn phải tạp chất, bông thường được phơi ở những nơi cao ráo, thoáng mát.

Giai đoạn 2: Tinh chế xơ bông đã được chọn

Việc tinh chế xơ bông được coi là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất bông. Ở bước này, các tạp chất trong xơ được tách và làm sạch khỏi xơ.

Bước này được thực hiện sau khi bông đã được phơi khô. Xơ bông sẽ được chuyển đến nhà máy tinh chế, giúp tách xơ và đảm bảo rằng chất lượng của
xơ đơn không bị ảnh hưởng.

Sợi bông sau đó được đưa vào lò để nấu và lọc lại để loại bỏ các tạp chất như: nitơ, pectin, axit hữu cơ hay màu tự nhiên cho đến khi chỉ còn lại sợi bông nguyên chất.

Giai đoạn 3: Quá trình hòa tan và kéo sợi

Sau quá trình tinh luyện, xơ bông được đưa về dạng lỏng, sau đó được hòa tan với một số dung dịch đặc biệt để tạo thành hỗn hợp. Hỗn hợp này được đặt trên máy kéo sợi và ép qua các lỗ nhỏ để kéo dài và tạo thành sợi cotton.

Giai đoạn 4: Quá trình dệt vải cotton:

Đây là phương pháp xử lý vải cotton bằng hóa chất. Sợi dọc và sợi ngang được dệt thành vải. Khi dệt vải bông, vải được đánh bóng thêm để sợi bông trương nở, tăng khả năng hút ẩm và dễ nhuộm màu hơn.

Sau đó, vải được tẩy trắng để mất màu tự nhiên, loại bỏ những vết bẩn để đạt độ trắng theo yêu cầu và đưa vào quy trình nhuộm vải.

Giai đoạn 5: Nhuộm vải cotton

Để tấm vải cotton được hoàn thiện thì bước cuối cần làm là nhuộm vải. Vải được xử lý bằng thuốc nhuộm. Dùng một dung dịch phụ gia hữu cơ để vải dễ dàng lên màu.

Quá trình nhuộm vải cần sử dụng thuốc nhuộm tổng hợp và nhiều hóa chất phụ trợ khác để vải lên màu chính xác hơn. Để tránh các hợp chất hay sợi vải vụn còn trên mặt vải thì vải sẽ được mang đi giặt sau mỗi lần nhuộm.

CÁCH NHẬN BIẾT VẢI COTTON

Vải cotton ngày càng đa dạng và phong phú, xuất hiện nhiều hơn trên thị trường, khiến người tiêu dùng khó phân biệt thật giả. Sau đây là một số cách nhận biết vải cotton thật giả:

Cảm nhận bằng trực quan

Vải cotton chuẩn: Nếu như quan sát kĩ, bạn dễ dàng nhận thấy rằng vải cotton rất dễ nhắn. Khi sờ tay vào vải bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại, mịn màng.

Vải cotton pha: Vải cotton pha sẽ không nhăn hoặc nhăn ít khi bạn vò vải. Vải cotton pha nhìn bóng đẹp và cảm giác có độ bền cao.

Dùng phương pháp nhiệt học

Vải 100% cotton: Sử dụng một mẫu vải nhỏ làm từ 100% cotton và đót thử một mảnh nhỏ. Quan sát nếu ngọn lửa cháy tạo ra khói màu xám hồng và không để lại nhựa sau khi cháy thì đấy chính là vải cotton 100%.

Vải pha cotton: Khi đốt một mẩu nhỏ vải cotton pha sẽ ngửi thấy mùi nhựa. Khi cháy vải sẽ vón thành cục.

Kiểm tra độ thấm nước

 Vải 100% Cotton: Vải thấm nước rất nhanh và thấm đều trên toàn bộ mặt vải.

Vải pha PE: Vải có độ thấm nước kém và chậm. Độ lan tỏa nước trên bề mặt vải cũng không đồng đều.

Cách nhận biết vải cotton đồng phục tân phạm gia
Cách nhận biết vải cotton đồng phục tân phạm gia

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MẪU VẢI COTTON

Ưu điểm của mẫu vải cotton

  • Thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt: Mẫu vải cotton thấm hút mồ hôi rất tốt, tạo cảm giác thoáng mát giúp khử mùi hôi và hạ nhiệt độ cơ thể. Nhất là trong những ngày hè oi bức. Vì vậy, ngoài làm quần áo, vải cotton còn được dùng để làm đồ lót cho cả nam và nữ.
  • Độ co giãn: Vải 100% sợi cotton có độ co giãn nên giúp người mặc cảm giác rộng rãi, thông thoáng, không bí bách.
  • An toàn cho da và sức khỏe: Do được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên vải cotton không gây kích ứng da. Là sự lựa chọn phù hợp và hoàn hảo nhất cho những người bị dị ứng da hoặc hen suyễn.
  • Vải cotton pha: Vải cotton pha sẽ không nhăn hoặc nhăn ít khi bạn vò vải. Vải cotton pha nhìn bóng đẹp và cảm giác có độ bền cao.

Nhược điểm của mẫu vải cotton

Đặc tính của mẫu vải cotton là rất dễ nhăn, nhất là sau khi giặt, nên bạn phải thường xuyên ủi đồ. Giá thành của vải cotton khá cao.

Vải pha cotton: Khi đốt một mẩu nhỏ vải cotton pha sẽ ngửi thấy mùi nhựa. Khi cháy vải sẽ vón thành cục.

PHÂN LOẠI VẢI COTTON

Vải cotton 100%

Vải 100% cotton được tạo nên sau một quá trình dài sơ chế. Làm vậy để xử lý hóa chất nhằm chống mốc, chống mục và không bị lẫn các hóa chất vào. Vải 100% cotton có nhiều điểm nổi trội như thấm hút tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết ở nước ta.

Vải cotton 100%
Vải cotton 100%

Vải Cotton 65/35 (CVC)

Vải cotton 65/35 à sự kết hợp giữa 2 loại sợi là PE và cotton theo tỷ lệ 35% PE và 65% cotton. Nó nó được gọi là vải 65/35. Nhờ sự kết hợp này mà chất liệu Cotton 65/35 có độ bền khá cao, co giãn và thấm hút mồ hôi rất tốt.

Cotton 35/65 (Tici)

Vải cotton 35/65 hay còn được gọi là vải Tici. Loại vải này được kết hợp với tỉ lệ là 65% PE và 35% sợi cotton. Sự kết hợp này giúp vải trở nên mềm hơn và phù hợp để may áo thun các loại.

Cotton USA

Vải cotton USA được biết đến là loại vải có cấu trúc ưu việt được tạo thành từ những sợi vải dài và có độ bền cao. Chất liệu này đã hoàn thiện những lợi ích của cotton truyền thống.

Khả năng thấm hút cao, chịu nhiệt tốt, bền màu. Đặc biệt, khắc phục được hầu hết các nhược điểm như vải bị co rút và dễ nhăn. Với những ưu điểm này, cotton USA được dùng để sản xuất đồ lót. Kể cả cho người lớn và trẻ em. Vì đặc tính không gây kích ứng và thân thiện với người dùng.

Cotton Satin

Cotton satin về bản chất là một loại vải cotton truyền thống nhưng được dệt và tạo hình dệt kiểu satin. Để tạo ra loại vải này, người ta kết hợp độ bóng của satin với sự mềm mại, thoáng khí của cotton. 

Ưu điểm của loại vải này là không bị nhăn khi gấp và giặt, sản phẩm bền đẹp do, độ thấm hút cao. Dòng vải này rất thân thiện cho làn da của người sử dụng. Người ta thường dùng loại vải này để may vỏ gối.

Cotton lụa

loại vải này được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa cotton tự nhiên và lụa tơ tằm cao cấp. Tỷ lệ pha trộn giữa cotton và lụa phụ thuộc vào nhà sản xuất. Thông thường tỷ lệ 90% cotton và 10% lụa là hoàn hảo. Chất liệu này là phiên bản giá rẻ của vải lụa nguyên chất.

Cotton pha Spandex

Cotton pha spandex cho ra loại vải có độ co giãn tốt, màu sắc phong phú, đa dạng. Đặc tính của loại vải này là thấm hút tốt, khi đốt có mùi khét, gần giống mùi giấy cháy. Sản phẩm có độ bền màu, mềm mại và khả năng kháng khuẩn cao.

Cotton nhung

Sự kết hợp giữa cotton và nhung tạo nên loại vải có bề mặt mềm mịn, thoáng mát, ít nhăn, ít nhàu và khó phai màu. Ưu điểm là thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp với nhiều người, tuy nhiên giá thành của loại vải này khá cao.

ỨNG DỤNG CỦA mẫu VẢI COTTON TRONG NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM

Mẫu vải cotton rất thoáng khí và thấm mồ hôi nên thường được dùng trong may mặc. Cotton được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc Việt Nam và chiếm tỷ trọng cao trong trang phục công sở, văn phòng. Vải này thường được sử dụng để may nhiều loại trang phục khác nhau trong đời sống:

  • Dùng để làm khăn mặt, khăn tắm
  • Làm trang phục cho trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn
  • Làm lớp lót của các bộ vest sang trọng
  • Dùng để làm đồ lót
  • Dùng để làm vỏ chăn, ga, gối.
  • Làm màn chống muỗi
  • Làm vải lót, tã cho em bé.

Ngoài ra mẫu vải cotton còn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như: làm lưới đánh cá, lọc cà phê, các vật dụng y tế như bông y tế, băng sơ cứu/bông gạc để cầm máu.

Ngoài ra cotton còn dùng để làm giấy, ruy băng, nguyên liệu đặc biệt quan trọng để làm các sản phẩm làm đẹp như mặt nạ giấy, bông tẩy trang.

mẫu vải cotton

Trên đây là những giải đáp về mẫu vải cotton. Hy vọng bài viết trên để lại cho quý khách những thông tin hữu ích. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau của Tân Phạm Gia nhé!

Thông tin liên hệ:

Địa Chỉ: 22 Thới An 15, Thới An, Quận 12, TPHCM

Điện Thoại: 0843 406 406 –0843 407 407

Email: dongphuc@tanphamgia.com.vn

Website: dongphucvn.vn

Instagram: dongphuctpg

Fanpage: Đồng Phục Tân Phạm Gia

Xem thêm: Mẫu vải PE

5/5 - (3 bình chọn)